Thursday, September 12, 2013

Giải cứu thị trường bất động sản: Khách hàng là điểm mấu chốt - cafeland.vn

==> Bất động sản cao cấp giảm 50%: Liệu đã chạm đáy? - cafeland.vn

Thị trường bất động sản (BĐS) cũng giống như rất nhiều thị trường khác tại Việt Nam đều nặng tính mệnh lệnh hành chính, thiếu căn cứ thực tế, dẫn đến tình trạng phát triển nóng, bột phát.

Đặc biệt, trong suốt 10 năm, từ 2002 - 2011, đối tượng tham gia thị trường BĐS chủ yếu là nhà đầu tư (chiếm 60 - 70% thị trường), trong khi đó người có nhu cầu để ở lại khó mua được nhà vì giá quá cao. Đây là nhận định của ông Phạm Thanh Hưng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bất động sản Thế kỷ (Cen group).

 
Giá mua phù hợp sẽ khuyến khích được người dân mua nhà. Ảnh: Tú Chi
Giá mua phù hợp sẽ khuyến khích được người dân mua nhà. Ảnh: Tú Chi
Theo ông, vì sao đối tượng đầu tư lại gia nhập thị trường BĐS nhiều như vậy?

- Cần phải nói rõ là thị trường BĐS có 2 chức năng gồm: Chức năng sử dụng với việc cung cấp nhà ở và chức năng tài sản đầu tư, để mọi người có thể cầm cố thế chấp, vay vốn, bảo lãnh. Trong đó, chức năng tài sản luôn được coi trọng hơn, cộng với việc kiếm lời từ bất động sản nhanh, lớn, dễ dàng nên đối tượng đầu tư lại càng nhiều. Mặt khác, thị trường BĐS Việt Nam đầu tư theo kiểu người mua trước bán cho người sau, kiếm lời, nên khi khủng hoảng, đóng băng như hiện nay, cả chuỗi dây chuyền: doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng đều bị ảnh hưởng theo.

Vậy, theo ông đâu là giải pháp để giải cứu thị trường?

- Chỉ khách hàng mới cứu được thị trường, tức khi nào người tiêu dùng nhìn thấy lợi ích và có nhu cầu thực sự thì lúc đấy bất động sản mới được giải cứu. Điều đó cũng có nghĩa BĐS phải được khai thác đúng theo công năng sử dụng vốn có của nó. Khó có mệnh lệnh hành chính nào cứu được thị trường, thậm chí cả việc cho vay mua nhà lãi suất 0% cũng chưa chắc đã hút được sự chú ý của người dân, nếu họ không có nhu cầu.

Ông nói như vậy có phủ nhận hoàn toàn vai trò cung cấp vốn của ngân hàng, trong khi các nước trên thế giới, việc mua nhà luôn gắn với ngân hàng?- Ở Việt Nam, để người mua dựa vào nguồn tài chính ngân hàng, cụ thể ở đây là vay ngân hàng để mua nhà như các nước phát triển là rất khó, vì lãi suất còn cao, biến động, thiếu đảm bảo. Quá trình, thủ tục vay vốn đôi khi còn phức tạp, nhiều rào cản. Trên thế giới, 100% khách hàng đều sử dụng đòn bẩy tài chính ngân hàng để vay tiền khi mua nhà. Việt Nam số lượng này chỉ chiếm khoảng 7 - 8%. Bên cạnh đó, cách thu hồi chi phí lãi vay của các nước được khấu trừ vào thuế thu nhập, tức lương 10 triệu đồng/tháng, lãi vay mua nhà 4 triệu đồng/tháng, thì khách hàng chỉ bị đánh thuế thu nhập trên số lương còn lại. Điều đó thuận tiện và thu hút người mua bất động sản hơn.

Như ở Úc, ngoài việc vay mua nhà có nhiều thuận lợi, vay đầu tư cho thuê cũng rất hấp dẫn. Lãi vay thấp hơn rất nhiều giá thuê, khiến chủ đầu tư vừa trả được lãi ngân hàng, vừa có nguồn lực mới để tái đầu tư. Trong khi Việt Nam, tiền thu không đủ trả lãi, chưa kể chi phí cơ hội. Ví dụ: Dự án Hapulico, dự án Trung Hòa - Nhân Chính, đầu tư một căn hộ mất khoảng 3 tỷ đồng, sau đó nếu cho thuê thì cũng chỉ thu được từ 13 - 15 triệu đồng/tháng, lợi nhuận thu được 4%, trong khi lãi vay ngân hàng 14%. Như vậy tiền thu về không nổi 1/3 tiền lãi vay.

Và nếu có biện pháp, cơ chế hạ lãi suất, khống chế lợi nhuận ngân hàng cũng chỉ giải quyết được phần ngọn. Vấn đề quan trọng nhất ở đây vẫn là kích sức mua của người tiêu dùng và giúp mua bất động sản bằng chính khả năng của họ.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/giai-cuu-thi-truong-bat-dong-san-khach-hang-la-diem-mau-chot-39622.html

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/845802/Bat-dong-san-TP-Ho-Chi-Minh-Nha-lui-tran-lan-cafeland-vn.html

No comments:

Post a Comment