Monday, October 7, 2013

Thị trường bất động sản: Nhà đầu tư nhỏ lẻ, bán đổ bán tháo để thoát vốn - cafeland.vn

==> Bất động sản vẫn trượt dài trong khủng hoảng niềm tin - cafeland.vn 

Khi các ông chủ, bà chủ đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) lớn lao vào cuộc chiến giảm giá để bán hàng thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ ôm một vài căn hộ, nền đất, nhà mặt tiền cũng phải gồng mình giảm giá bán để thoát vốn trước khi quá muộn.
Dự án The Vista, nhà đầu tư phải chịu lỗ nặng hàng chục triệu/m2 căn nhưng vẫn rất khó bán được hàng.

Bà Thanh Hằng - một nhà đầu tư BĐS nhỏ ở Biên Hòa, 5 năm trước trong cơn sốt nhà đất đã mua lại suất căn hộ của chung cư The Mansion ở Khu Đô thị mới Nam Sài Gòn với giá 23 triệu đồng/m2. Giá gốc dự án này lúc đó là 16 triệu đồng/m2 nhưng trong cơn sốt nhà đất năm 2008, giá một suất căn hộ được sang nhượng lại với chênh lệch lên đến 500 – 600 triệu đồng.

Thế nhưng cơn sốt thị trường bất động sản nhanh chóng tàn lụi, dự án The Mansion phải đến 4 năm sau mới giao nhà. Lúc này thị trường căn hộ chung cư đang trong giai đoạn khủng hoảng thừa. Các ngân hàng đang trong giai đoạn cao điểm xử lý nợ xấu, chẳng mặn mà với việc cho vay. Để thoát vốn, bà Thanh Hằng buộc phải bán lại căn hộ đã mua với giá 2,3 tỷ đồng trước đây chỉ với giá chẵn 1 tỷ đồng.  Chỉ tính riêng việc ôm căn hộ này bà Thanh Hằng đã đi đứt gần 1,3 tỷ đồng.

Hiện nay không khó để người có nhu cầu có thể mua lại những căn hộ mà các chủ đầu tư thứ cấp bán lại với giá chịu lỗ từ 500 -700 triệu đồng. Chung cư Morning Star, nằm trên trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, gần Bến xe Miền Đông, lúc cao điểm giá bán căn hộ trong dự án này lên đến 24 triệu đồng/m2.  Đó là chưa kể nếu mua qua tay phải trả chênh lệch thêm vài ngàn USD.

Thế nhưng hiện nay, dự án này hiện này là một trong những dự án bất động sản có số lượng các nhà đầu tư thứ cấp bán lại nhiều nhất, giá bán lại căn hộ trong dự án này chỉ ở mức từ 19 đến 20 triệu đồng/m2. Những nhà đầu tư may mắn đã bán lại được căn hộ cũng phải chịu lỗ vài trăm triệu. Còn đối với những nhà đầu tư vẫn phải ôm hàng thì tương lai nhiều khả năng còn phải gánh một khoản lỗ còn nặng hơn.

Các nhà đầu tư thứ cấp ôm chung cư càng cao cấp càng bị lỗ. Chung cư The Vista cũng là một trong những dự án có tỷ lệ các nhà đầu tư bán lại nhiều. Anh Nguyễn Văn Bình – Một người môi giới mua bán căn hộ cho biết: “Người mua nhà được các nhà đầu tư bán lại căn hộ “chào đón” nếu chịu bỏ ra từ 1.100 đến 1.200 USD để mua một mét vuông căn hộ”. Cũng theo anh Bình, mặc dù mức  chịu lỗ mà các nhà đầu tư phải gánh từ 600 đến 800USD/m2 thế nhưng vẫn rất khó tìm được người mua.

Thị trường nhà phố, đặc biệt là nhà phố mặt tiền có khả năng phục vụ việc buôn bán trước đây chưa bao giờ giảm giá. Các nhà đầu tư có một niềm tin rằng cho dù thị trường xấu cỡ nào thì giá nhà mặt tiền vẫn không giảm, chỉ đứng lại sau đó đi lên. Niềm tin này đã không còn đúng trong tình hình thị trường bất động sản hiện nay.


Trước làn sóng “phá giá” đang ngày một lan rộng trên thị trường BĐS,  mỗi đợt “phá giá” mức độ phá giá ngày càng sâu. Trước đây, khi Hoàng Anh Gia Lai bán dự án An Tiến với mức giảm giá 20 -30% đã gây xôn xao dư luận. Cho đến thời điểm hiện nay có thể thấy rằng quyết định của Hoàng Anh Gia Lai là khôn ngoan. Là người tiên phong giảm giá, cho dù giảm giá không nhiều Hoàng Anh Gia Lai vẫn bán được hàng. Điều đó cho thấy, sớm hay muộn, việc giảm giá để giải quyết hàng tồn kho là điều khó tránh khỏi. Việc giảm giá sớm, thoát được hàng sớm vẫn tốt hơn.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/thi-truong-bds-nha-dau-tu-nho-le-ban-do-ban-thao-de-thoat-von-40345.html
Thông tin vị trí bất động sản
Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/07/bat-dong-san-dung-ky-vong-vao-cau-ngoai-cafeland-vn

Bất động sản vẫn trượt dài trong khủng hoảng niềm tin - cafeland.vn

==> Môi giới bất động sản phải có bằng đại học: Đòi hỏi chưa thực tế - cafeland.vn 

CafeLand – Diễn biến trên thị trường bất động sản trong thời gian gần đây đã liên tiếp xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn, khách hàng biểu tình, kiện cáo triền miên… Thực trạng không mấy tốt đẹp này đang dần lấy đi không ít niềm tin hiếm hoi của khách hàng, vốn dĩ đã mỏng manh đối với thị trường nhà đất như hiện nay.

Để tránh những rắc rối không mong đợi trong việc mua bán nhà đất, khách hàng nên hết sức cẩn thận với những hợp đồng góp vốn xây dựng dự án. Ảnh minh họa: KL
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành là người đã có nhiều nhận định thẳng thắn và thực tế về thị trường nhà đất trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua. Vị chuyên gia này cho rằng: “Thị trường bất động sản chỉ mới bắt đầu đổ vỡ”. Thực tế diễn biến trên thị trường thời gian sau đó đã trở thành những minh chứng rõ rệt cho dự đoán trên. Tình trạng đổ vỡ dây chuyền đều có sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi danh tiếng từ Nam ra Bắc như: dự án Petroland, dự án Tricon Tower , dự án B5 Cầu Diễn, dự án chung cư Binh đoàn 12…

Vụ việc nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội Nguyễn Văn Tuẫn bị cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt giữ vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền góp vốn của khách hàng đã tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về những mảng tối nguy hiểm tồn tại trên thị trường bất động sản Việt Nam. Từ những hợp đồng góp vốn rất nhiều khách hàng đã tin tưởng giao tiền cho chủ đầu tư, với tổng số tiền lên đến con số 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn tự ý chuyển đổi dự án từ nhà tái định cư sang nhà ở thương mại và Tập đoàn Housing với vai trò là đồng chủ đầu tư do Tổng GĐ Châu Thị Thu Nga làm chủ tịch cũng đã tiếp tay cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản chấn động trên.

Trước đó, cũng với mánh khoé tương tự, chủ dự án Tricon Tower, ông Edward Chi đã ôm 400 tỷ đồng tiền huy động vốn từ khách hàng bỏ trốn sang nước ngoài. Ngoài ra, chủ dự án còn liên tiếp sử dụng những chiêu trò như ngăn cản khách hàng tiếp cận dự án, trì hoãn thanh lý hợp đồng, chia rẽ khách hàng liên kết…Được biết, Tricon Tower bắt đầu huy động vốn từ năm 2009 với bao điều hứa hẹn, tuy nhiên đến thời điểm này chủ dự án đã biến mất để lại đống bê tông trơ trọi cùng gánh nặng tài chính lên đôi vai rất nhiều khách hàng đã trót vay tiền góp vốn.

Ngoài hai bê bối lớn trên, thị trường bất động sản phía Bắc còn là nơi sinh sôi, nảy nở nhiều dự án ma, chậm tiến độ, tranh chấp, biểu tình và kiện cáo triền miên. Đơn cử một số trường hợp nổi bật khác như dự án chung cư Binh đoàn 12 do CenGroup làm chủ đầu tư, huy động vốn của khách hàng rồi để mặc dự án cho cỏ mọc; dự án tháp Doanh nhân do Công ty CP đầu tư xuất nhập khẩu Tây Đô làm chủ đầu tư bất động sản này vẫn là bãi đất trống sau khi khởi công đầu năm 2010 và ra sức mồi chài huy động hàng chục tỷ đồng từ khách hàng…

Điểm chung của những dự án tai tiếng này đều xuất phát từ việc huy động vốn trái phép của chủ đầu tư nhưng lại không tiến hành xây dựng và giao nhà đúng như cam kết trên hợp đồng. Vì sao phần lớn khách hàng lại tin tưởng và chấp nhận đặt số tiền rất lớn vào tay chủ đầu tư như thế? Hợp đồng góp vốn, thực chất là khách hàng và chủ dự án cùng nhau đầu tư và đây cũng chỉ là những hợp đồng thỏa thuận dân sự. Do đó, khi phát sinh vấn đề tranh chấp và kiện cáo thì việc đòi quyền lợi của khách hàng rất khó khăn.

Cơn sốt nhà đất và lợi nhuận mà nó đem tới đã phần nào làm mất đi sự cảnh giác và tỉnh táo của nhiều khách hàng. Mặt khác, nhiều chủ đầu tư cũng lợi dụng kẻ hở này, tung nhiều chiêu trò, mánh lới cố tình lừa dối khách hàng nhằm trục lợi bất chính. Cách tốt nhất để tránh những rắc rối không mong đợi trong việc mua bán nhà đất khách hàng nên hết sức cẩn thận với những hợp đồng góp vốn xây dựng dự án. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có những điều chỉnh và quy định cụ thể trong rào chắn pháp lý nhằm đảm bảo cao hơn quyền lợi cho khách hàng, nhằm giảm thiểu những vụ tranh chấp và kiện cáo liên tiếp bùng phát trong thị trường bất động sản thời gian qua.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/bat-dong-san-van-truot-dai-trong-khung-hoang-niem-tin-40359.html
Thông tin vị trí bất động sản
Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/07/bat-dong-san-dung-ky-vong-vao-cau-ngoai-cafeland-vn

Sunday, October 6, 2013

Môi giới bất động sản phải có bằng đại học: Đòi hỏi chưa thực tế - cafeland.vn

==> Bất động sản sẽ hồi sinh nếu cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam - cafeland.vn 

CafeLand - Mới đây trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có quy định, cá nhân trong nước và nước ngoài hành nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam phải có thẻ hành nghề môi giới bất động sản. Tuy nhiên để được cấp thẻ này thì có rất nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu phải có trình độ từ đại học trở lên, nhiều người cho rằng đòi hỏi này chưa phù hợp với thực tế.
 
Một số ý kiến cho rằng, việc yêu cầu nhân viên môi giới bất động sản phải có bằng đại học là chưa đúng với thực tế tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Thanh Thịnh



Từ khi thị trường bất động sản phát triển đến nay hàng loạt các công ty, trung tâm, văn phòng môi giới bất động sản đã thu hút một lực lượng lao động lớn vào ngành này. Bên cạnh số ít những người làm nghề môi giới được đào tạo bài bản thì còn có một bộ phận lớn là dân “không chuyên”.
Sự không chuyên thể hiện ở chỗ họ chưa được đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh bất động sản dẫn đến hiểu biết không đầy đủ về luật pháp có liên quan, họ hoạt động tự phát, không bài bản, thậm chí còn có trường hợp làm giá, lừa đảo gây ảnh hưởng đến uy tín chung của những người môi giới chân chính.

Mặc dù đã có quy định cá nhân làm môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề, song việc quản lí hoạt động này không hề dễ dàng. Vì ngoài những nhân viên môi giới bất động sản làm việc chính thức và cộng tác tại các sàn giao dịch bất động sản thì còn có những đối tượng khác tham gia vào nghề này như các bà nội trợ, người bán cafe cóc, công chức đã về hưu,... những đối tượng này thì không thể thống kê, quản lí được.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, chính những nhân sự chưa được đào tạo, hoạt động không chuyên nghiệp khiến người dân chưa tin tưởng vào hoạt động của sàn giao dịch bất động sản với vai trò là tổ chức tư vấn, trung gian môi giới trong giao dịch. Vì vậy, việc bổ sung quy định trong dự thảo Luật kinh doanh bất động sản hiện nay là rất cần thiết nhưng quy định bắt buộc nhân viên hành nghề môi giới bất động sản phải có bằng đại học là “khắt khe” quá mức.

Hiện nay một số quốc gia trên thế giới quy định muốn có chứng chỉ hành nghề môi giới thì phải có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia lớn như: Úc, Anh, Mỹ những người môi giới bất động sản chỉ cần tốt nghiệp THPT. Nếu muốn làm nghề môi giới bất động sản họ phải vào 1 trường đào tạo bất động sản chuyên nghiệp do chính phủ chỉ định, khi được đào tạo xong họ sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.

Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2006 thì cá nhân sẽ được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản khi đã được đào tạo về môi giới bất động sản và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Còn theo dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, để được hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân phải có thẻ hành nghề môi giới bất động sản. Nhưng để được cấp thẻ này cá nhân phải có trình độ từ đại học trở lên. Có nhiều ý kiến cho rằng, đòi hỏi này đúng nhưng chưa thực tế.

Trao đổi với CafeLand, ông Hùng Anh Dũng, Giảng viên cao cấp của hội đồng chuyên gia CRS Hoa Kỳ cho biết, tôi rất tán thành dự thảo về vấn đề này để nâng cao vai trò cũng như trình độ văn hóa của bộ phận môi giới để những người làm môi giới chuyên nghiệp hơn. Nhưng theo tôi, cái quan trọng ở đây không chỉ là vấn đề bằng cấp mà là môi trường đào tạo, giáo trình đào tạo phải chuẩn mực, chất lượng, thống nhất và thực tế.

Để làm được những điều này, cần rà soát lại việc cấp giấy phép hành nghề, phải ưu tiên về chất lượng chứ không thiên về số lượng. Đồng thời phải có quy chế rất rõ ràng cho việc cấp giấy phép bất động sản để những người môi giới hoạt động đúng tôn chỉ và có trật tự rõ ràng. Ông Dũng đề xuất, để nâng cao chất lượng và văn hóa cho người hành nghề môi giới bất động sản cần thành lập Hiệp hội của những nhà môi giới bất động sản. Đây sẽ là một tổ chức độc lập với các quy chế rất rõ ràng, để có những chế tài cần thiết khi hội viên vi phạm và những quyền lợi được bảo vệ kịp thời khi có những tranh chấp xảy ra trong giao dịch.

Còn theo quan điểm của Chủ tịch HĐQT Công ty Khải Hoàn Land, ông Nguyễn Khải Hoàn, quy định này rất bất cập, vấn đề thực học chưa được xem trọng đúng mực. Ông Hoàn lấy ví dụ, ở công ty tôi hiện nay 100% nhân viên môi giới đều có chứng chỉ hành nghề bất động sản, 80% trong số đó có bằng đại học, chỉ có 20% còn lại họ chưa có bằng đại học. Với tỷ lệ trên, đương nhiên chúng tôi không ngại tiêu chuẩn “ Đại học hóa” nhưng với 20% chưa đại học lại nằm ở các anh chị lớn tuổi, họ đã gắn bó với công ty trong suốt một thời gian dài, hiểu biết sâu lĩnh vực bất động sản và làm việc khá hiệu quả, bây giờ phải buộc họ học đại học để được làm nghề môi giới bất động sản hay sao? vị lãnh đạo này đặt vấn đề.

Ông Hoàn cho rằng, thị trường bất động sản bây giờ đang rất khó khăn, nhiều nhân viên môi giới muốn bỏ nghề, trong khi thị trường đang cần tăng cường hơn nữa số lượng nhân viên môi giới mới để giúp cải thiện thanh khoản giao dịch nhà đất, nếu cứ siết quy định một cách quá khắt khe và không hợp lý thì sẽ còn rất ít người trụ được với nghề.

Theo ý kiến của vị lãnh đạo này, nếu muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ môi giới bất động sản thì cần kiểm soát chặt chẽ nơi đào tạo, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên. “ Điều quan trọng nhất của nhân viên môi giới là có thực học và hiểu biết về nghề môi giới hay không. Bởi tờ giấy không làm nên tư duy, không phải là tấm bằng đại học mà là tư duy của những người làm nghề”, ông Hoàn nhấn mạnh.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/moi-gioi-nha-dat-phai-co-bang-dai-hoc-doi-hoi-chua-thuc-te-40328.html
Thông tin vị trí bất động sản
Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/07/bat-dong-san-dung-ky-vong-vao-cau-ngoai-cafeland-vn

Bất động sản sẽ hồi sinh nếu cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam - cafeland.vn

==> Bất động sản, đừng kỳ vọng vào cầu ngoại - cafeland.vn 

Soạn thảo sửa đổi quy định cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt đang được xem xét nới lỏng một số điều khoản. Liệu đây có phải là động thái tích cực cho tình hình trì trệ của thị trường bất động sản hiện nay?
 
Theo thống kê của Công ty TNHH CB Richard Eliss (CBRE), từ khi Nghị quyết số19/2008/QH12 có hiệu lực đến nay mới chỉ có 25 doanh nghiệp  (DN) và hơn 100 người (trên tổng 80.000 người nước ngoài) hiện đang sống và làm việc ở Việt Nam được mua nhà. Phần lớn trong số đó có kết hôn với công dân Việt Nam, số còn lại có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hoặc giữ vị trí quản lý trong DN được thành lập tại Việt Nam.

Bà Dương Thùy Dung - Phó giám đốc Phòng nghiên cứu và tư vấn phát triển CBRE Việt Nam  - nhận định, nguyên nhân chính hạn chế người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam là do giá đắt và có quá nhiều tiêu chí ràng buộc trong các quy định cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Các hạn chế trong quy định trên có thể kể đến như: Cấm chuyển nhượng, bán trong vòng 12 tháng kể từ khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp nhất, không được cho bên thứ 3 thuê và không được sử dụng nhà ở làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, các DN bất động sản nước ngoài cũng không được cho thuê căn hộ, ngay cả trong thời gian căn hộ bị bỏ trống cho nhân viên nước ngoài của họ không có ở Việt Nam.

Theo kiến nghị của Bộ Xây dựng, Chính phủ cần gỡ bỏ những quy định hạn chế mua nhà đối với người nước ngoài, cụ thể như tăng thời hạn cho thuê, nới lỏng điều kiện cho thuê, bán lại và mở rộng danh sách các loại hình bất động sản mà người nước ngoài được phép mua. Theo đó, tất cả người nước ngoài có thị thực vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên sẽ được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam không giới hạn là nhà đầu tư hay cấp quản lý lãnh đạo như trước đây.

Không chỉ dừng lại ở đối tượng cá nhân người nước ngoài, Bộ Xây dựng còn đề nghị bổ sung thêm các quỹ đầu tư nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đối với thời hạn sở hữu, có 2 phương án được đưa ra, cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời hạn 50 năm và được gia hạn tiếp thêm một lần 50 năm hoặc cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời gian không quá 70 năm và không được phép gia hạn thêm. Ngoài ra, bộ này cũng kiến nghị sửa đổi theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu cả căn hộ chung chư và nhà ở riêng lẻ với diện tích khuôn viên đất mỗi nhà ở không quá 500 m2

Theo nhận định của CBRE, việc gỡ bỏ những hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam sẽ đem lại cơ hội mới và hỗ trợ tình hình bất động sản đang trì trệ hiện nay. Tuy nhiên đây chưa phải là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề đã và đang tồn tại của ngành bất động sản những năm qua.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/cho-nguoi-nuoc-ngoai-mua-nha-o-viet-nam-bat-dong-san-se-hoi-sinh-40319.html
Thông tin vị trí bất động sản
Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/07/tin-bat-dong-san-khuye-n-khi-ch-xay-nha-o-thuong-ma-i-de-cho-thue-ca

Friday, October 4, 2013

Bất động sản, đừng kỳ vọng vào cầu ngoại - cafeland.vn

==> Tin bất động sản Khi khách hàng bị quay - cafeland.vn 

Việc nới điều kiện mua nhà cho người nước ngoài nhằm tăng hấp dẫn môi trường đầu tư, đừng kỳ vọng lực cầu này làm thị trường bất động sản ấm lên.

Điểm mới của Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ tư là quy định cho phép người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân và tổ chức nước ngoài được mua không hạn chế số lượng nhà ở các dự án thương mại, khu đô thị mới, bất động sản du lịch và nâng thời hạn sở hữu từ 50 năm lên 70 năm. Chính sách mở cửa cho đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà liệu có giúp thị trường bất động sản ấm lên?
Cho đến nay, vẫn chưa có khảo sát chính thức về nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam - Ảnh: Lê Toàn

Trao đổi với ĐTCK, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà ở, Bộ đã tham khảo các loại hình sở hữu bất động sản cho người nước ngoài của nhiều nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia có đặc điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia. “Tùy theo điều kiện của từng nước mà chính sách họ ban hành sẽ khác nhau, không có công thức chung cho bất kỳ quốc gia nào. Nhưng những quy định trên là phù hợp với điều kiện của Việt Nam”.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng khẳng định, Dự thảo Luật cho phép người nước ngoài được mua không giới hạn số lượng nhà ở thương mại, còn dự án nhà ở xã hội có nhiều ưu tiên của Nhà nước đương nhiên phải dành cho công dân Việt Nam đang có khó khăn về nhà ở.

Nhìn nhận về quy định liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Dự thảo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, quy định về trường hợp người nhận thừa kế không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được hưởng giá trị của nhà ở đó đồng nghĩa với việc người được thừa kế chỉ được hưởng tài sản trên đất, chứ không phải là giá trị nhà và đất, trong khi họ phải mua cả giá trị quyền sử dụng đất vì Luật quy định “giá mua không thấp hơn mức giá do Chính phủ quy định tại thời điểm hiện hành”. Theo ông Châu, quy định này chỉ phù hợp với nhà chung cư, còn nhà mặt đất thì không, do vậy gây khó cho người nước ngoài khi nhận thừa kế bất động sản là nhà đất. Trong khi đó, người nước ngoài không chỉ có nhu cầu sở hữu chung cư mà cả nhà đất để tiện mở văn phòng, kinh doanh.

Đồng quan điểm, ông Trần Hải Minh, Tổng giám đốc Công ty TECCO nhận định: “Thực chất, quy định trên không khuyến khích người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà chỉ giải quyết được nhu cầu sở hữu nhà ở cho một số trường hợp cần thiết. So sánh với các quốc gia trong khu vực, mặt bằng giá bất động sản của Việt Nam vẫn đắt đỏ hơn, trong khi điều kiện mua vẫn ngặt nghèo nên khó hấp dẫn được người nước ngoài. Người nước ngoài sẽ không dễ dàng bỏ ra một đống tiền để mua nhà đất, nhưng khi có vấn đề chỉ được sở hữu tài sản trên đất. Trong khi trên thực tế, ở các thành phố lớn thì giá trị đất mới lớn, còn tài sản trên đất không đáng kể”.

Trả lời câu hỏi của ĐTCK về việc chính sách nới rộng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu bất động sản liệu có là nhân tố giúp thị trường bất động sản ấm lên, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định, việc nới rộng chính sách về sở hữu nhà ở cho người nước ngoài nhằm góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Người nước ngoài được quyền sở hữu bất động sản đồng nghĩa với việc họ không còn phải nhờ người đứng tên như trước đây, tránh được những rắc rối tranh chấp, kiện tụng nảy sinh từ điều này. “Tuy nhiên, nếu có bán được vài trăm căn hộ cho người nước ngoài cũng không thể làm thị trường bất động sản ấm lên”, ông Nam nhìn nhận.

Cho đến nay, chưa có khảo sát chính thức nào về nhu cầu sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà & thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), hiện có khoảng 21.000 người nước ngoài trong số 80.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê số người nước ngoài đủ điều kiện mua nhà, không đồng nghĩa với số người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Một số công ty nghiên cứu thị trường cũng đưa ra con số khoảng 100.000 kiều bào mong muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhưng không đưa ra dẫn chứng thuyết phục về nguồn của con số trên.

Khi chưa có số liệu khảo sát chính xác về nhu cầu sở hữu nhà của người nước ngoài thì những tranh luận, nhận định, đánh giá vẫn chỉ nằm ở phép so sánh mà thôi. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, dẫu cho dự thảo Luật đã phần nào nới lỏng hơn điều kiện sở hữu nhà cho người nước ngoài nhưng so với các quốc gia láng giềng chúng ta vẫn còn khép chặt. Đơn cử như Thái Lan hay Singapore, người nước ngoài có quyền giao dịch bán, cho thuê, tặng, thuê lại như công dân của nước đó. Trong khi, ở Việt Nam vẫn có sự phân biệt nếu bất động sản được chuyển nhượng hoặc thừa kế.

Thursday, October 3, 2013

Tin bất động sản Khi khách hàng bị quay - cafeland.vn

==> Bất động sản Kinh Đô trả dự án chung cư cao cấp tại quận 2 - cafeland.vn

Dự án bất động sản Bright City (Hoài Đức, Hà Nội), một trong những dự án sớm được chấp thuận về nguyên tắc chuyển đổi từ nhà ở thương mại (NoTM) sang nhà ở xã hội (NoXH) đang bị hàng trăm khách hàng phản đối quyết liệt bởi lẽ chủ đầu tư đã tự ý chuyển đổi dự án khi chưa hỏi ý kiến khách hàng.

Ngày 19-4-2011, anh Nguyễn Văn Quân ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) ký hợp đồng đặt cọc 256/09A1-08/01/DC11-TL01 để đảm bảo ký hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án Bright City - AZ Thăng Long với Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long. Số tiền đặt cọc ghi trong hợp đồng hơn 400 triệu đồng.


Tuy nhiên, hết thời hạn đặt cọc hợp đồng, Công ty Thăng Long vẫn chưa ký hợp đồng mua bán căn hộ với anh Quân. Từ ngày 31-10-2012 đến nay, anh Quân đã nhiều lần yêu cầu Công ty Thăng Long phải thanh lý hợp đồng và hoàn trả số tiền đã đặt cọc trong hợp đồng cùng với tiền phạt cọc tính đúng theo điều khoản trong hợp đồng và những khoản tiền chênh công ty đã thu thêm, nhưng vẫn chưa được thực hiện. Không có nhà, không được hoàn tiền, lại biết chủ đầu tư đã âm thầm xin chuyển đổi dự án bất động sản này sang thành NoXH, anh Quân đã rất bức xúc.
Cùng tâm lý này, hàng trăm khách hàng đã ký hợp đồng đặt cọc tại dự án Bright City cũng như ngồi trên lửa khi chủ đầu tư không chấp nhận thanh lý hợp đồng với lý do “có thể dẫn đến phá sản”, nhưng lại xin chuyển đổi dự án mà không có sự đồng ý của những người đã đặt cọc mua nhà.
Theo ý kiến của các khách hàng, việc chuyển đổi sang NoXH sẽ khiến khách hàng chịu rất nhiều bất lợi. Trước tiên, giá thành NoTM và NoXH khác nhau, sẽ khiến những người mua trước gặp nhiều thiệt thòi. Nhưng quan trọng hơn, khi chuyển đổi diện tích căn hộ sẽ bị khống chế, một số tiện ích bị cắt giảm, dịch vụ cũng sẽ không còn như trước… “Nếu dự án chuyển sang NoXH, đó không phải là lựa chọn ban đầu của chúng tôi” - anh Quân cho biết.

Bright City từng là dự án bất động sản gây nhiều ngạc nhiên khi nhanh chóng được UBND TP Hà Nội chấp thuận về nguyên tắc chuyển đổi sang NoXH, cùng với khu nhà ở Trung Văn mở rộng tại Từ Liêm và khu nhà ở cao tầng đô thị Sông Đà số 143 Trần Phú (Hà Đông). Bởi lẽ, dự án này đã từng xảy ra rất nhiều bê bối, như huy động tiền của khách hàng nhưng không triển khai, cũng không hoàn trả.
Cùng với đó là những sai phạm của chủ đầu tư AZ Land (Công ty mẹ của Công ty Thăng Long) tại nhiều dự án khác. Theo đại diện chủ đầu tư, trong trường hợp của Bright City, chủ đầu tư không sai bởi với các khách hàng này, chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng đặt cọc mua nhà và không ký hợp đồng góp vốn hay hợp đồng mua bán nhà, nên phù hợp với quy định. Hơn nữa hợp đồng đặt cọc này được ký trước khi Thông tư 02 của Bộ Xây dựng ra đời.
Theo ông Phan Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc CTCP BĐS AZ, phía công ty đã tiến hành hỏi ý kiến khách hàng, trong đó có khách hàng đồng ý và khách hàng không đồng ý. Sau khi dự án được chính thức chuyển đổi, những khách hàng không tiếp tục theo dự án sẽ được thanh lý hợp đồng so với thị trường bất động sản.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/khi-khach-hang-bi-quay-40230.html
Thông tin vị trí bất động sản
Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/05/tin-bat-dong-san

Wednesday, October 2, 2013

Bất động sản Kinh Đô trả dự án chung cư cao cấp tại quận 2 - cafeland.vn

==> Tin bất động sản: Sớm giải quyết bức xúc của cư dân chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm - cafeland.vn 

CafeLand - UBND quận 2 vừa thông báo chấm dứt thực hiện dự án bất động sản Khu chung cư cao cấp tại phường An Phú, quận 2 do Công ty Cổ phần Địa ốc Kinh Đô làm chủ đầu tư theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Địa ốc Kinh Đô hiện đang là chủ đầu tư dự án Cộng Hòa Garden tại phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM
Nguyên nhân của việc chấm dứt thực hiện dự án chung cư cao cấp có tổng diện tích đất 6.016,5 m2 là do Công ty Cổ phần Địa ốc Kinh Đô đề nghị xin dừng dự án sau nhiều lần xin gia hạn. Cụ thể:

Đầu tiên, ngày 02/02/2010, UBND Thành phố có Văn bản số 508/UBND-ĐTMT chấp thuận cho Công ty Cổ phần Địa ốc Kinh Đô đầu tư dự án chung cư cao cấp tại phường An Phú, quận 2;
Sau đó, vào ngày 20/9/2011, UBND Thành phố có Văn bản số 4680/UBND-ĐTMT chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện thêm 12 tháng kể từ ngày 02/02/2011;
Tiếp tục, ngày 19/5/2012, UBND Thành phố có Văn bản số 2297/UBND-ĐTMT chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện thêm 12 tháng kể từ ngày 02/02/2012;
Và cuối cùng, ngày 27/7/2013, Công ty Cổ phần Địa ốc Kinh Đô có Công văn thị trường bất động sản số  03-2013/CV-KDL-Q2 xin chấp dứt dự án đầu tư xây dựng chung cư các cấp tại phường An Phú, quận 2.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/dia-oc-kinh-do-tra-du-an-chung-cu-cao-cap-tai-quan-2-40194.html
Thông tin vị trí bất động sản
Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/02/tin-bat-dong-san

Tin bất động sản: Sớm giải quyết bức xúc của cư dân chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm - cafeland.vn

==>  Đại gia bất động sản Việt đua nhau săn vốn ngoại - cafeland.vn 

Bất Động Sản: Theo đơn của cư dân chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm, Tổ dân phố (TDP) 3, phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh, Ban quản trị (BQT) chung cư không tổ chức họp dân để làm rõ một số thắc mắc của cư dân về công tác quản lý, vận hành và bảo trì tòa nhà.

Qua tìm hiểu được biết, chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm do Công ty CP Bê tông Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư xây dựng và bàn giao, đưa vào hoạt động được gần 2 năm nay. Gần đây, có dư luận không tốt về công tác quản lý, vận hành, chi phí bảo trì tòa nhà của BQT chung cư. Theo phản ánh, từ khi BQT thành lập đến nay vẫn chưa tổ chức họp cư dân chung cư để báo cáo công tác chi tiêu cho việc bảo trì tòa nhà và giải đáp những thắc mắc của người dân về các hoạt động khác. Mặc dù, cư dân đã yêu cầu BQT tòa nhà trả lời rõ một số nội dung, đồng thời gửi đơn phản ánh sự việc đến UBND phường và UBND quận.

Ngày 21/8/2013, UBND quận có Quyết định số 5431/QĐ-UBND thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động, quản lý, sử dụng nhà chung cư của BQT chung cư CT1, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Bức xúc trước sự việc, TDP 3 đã tổ chức họp cư dân lấy ý kiến bầu BQT mới nhưng UBND phường có văn bản đề nghị dừng các cuộc họp liên quan đến nội dung bầu BQT mới. Ông Phạm Lễ, Bí thư chi bộ TDP 3, phường Hà Cầu cho rằng, việc chủ đầu tư và BQT tòa nhà chưa một lần tổ chức họp cư dân để làm rõ các khoản chi cho các hoạt động nêu trên, như vậy, phải chăng là có khuất tất thị trường bất động sản(?).   
Chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm.
Phó Chủ tịch UBND phường Hà Cầu Nguyễn Minh Thuận thừa nhận, những vấn đề cư dân chung cư CT1 thắc mắc là đúng và hiện đang được làm rõ. Ông Thuận khẳng định: "Việc UBND phường ban hành 2 văn bản số 96/UBND-VP và văn bản số 165/UBND-VP yêu cầu TDP 3 không được tổ chức hội nghị bầu BQT mới là có căn cứ và đúng quy định nhằm đảm bảo ANTT cho cư dân chung cư trong khi chờ kết luận của UBND quận nhằm tránh để va chạm, mâu thuẫn  nảy sinh".

 Phó trưởng phòng Nội vụ quận Hà Đông Bùi Văn Chanh cho biết, để sớm kết thúc vụ việc, thời gian tới tổ công tác của quận sẽ tập trung làm rõ hoạt động của BQT bất động sản chung cư và việc sử dụng quỹ bảo trì 2% của tòa nhà. Đồng thời, kiểm tra nội dung BQT kiến nghị trái chiều với TDP 3 và làm việc với các bên liên quan. Nếu đúng BQT không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời sử dụng tiền quỹ bảo trì tòa nhà không đúng quy định, tổ công tác sẽ kiến nghị với UBND quận kiện toàn lại BQT chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm"- ông Chanh khẳng định.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/som-giai-quyet-buc-xuc-cua-cu-dan-chung-cu-ct1-ngo-thi-nham-40186.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/02/mua-bat-dong-san-de-cho-thue-kenh-dau-tu-hap-dan

Tuesday, October 1, 2013

Đại gia bất động sản Việt đua nhau săn vốn ngoại - cafeland.vn

==> Tin bất động sản: Rối bời chờ cưỡng chế nhà - cafeland.vn

Bất động sản trong nước khủng hoảng, nghẽn đầu ra và gặp khó khăn về tài chính khiến không ít đại gia địa ốc chuyển hướng sang các đối tác nước ngoài để săn vốn ngoại và tìm kiếm cơ hội đầu tư bên ngoài.

9 tháng qua, nhiều nhà thầu xây dựng, các đơn vị đầu tư phát triển dự án bất động sản phía Nam có xu hướng mở rộng kênh đầu tư, hợp tác, huy động vốn với các tổ chức quốc tế. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu và cạn kiệt về tài chính, săn vốn ngoại là một giải pháp có thể mở ra nhiều hy vọng.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã có nhiều thương vụ liên quan đến khối ngoại. Tháng 7, doanh nghiệp nhận thi công phần kết cấu và hoàn thiện dự án “SORA gardens I” tại Thành Phố Mới Bình Dương với giá trị hơn 400 tỷ đồng. Đây là gói thầu của chung cư cùng tên, thuộc khu đô thị Tokyu Binh Duong Garden City ( FDI của Nhật) - có tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.

Cuối quý II/2013, Hòa Bình ký hợp đồng quản lý xây dựng dự án bất động sản Khu phức hợp nhà ở - trung tâm thương mại - khách sạn cao cấp GEMS ở Yangon, Myanmar. Trong tháng 5, đơn vị này còn được đối tác ngoại là Tập đoàn Jesco Asia rót hàng chục tỷ đồng để phát triển lĩnh vực thiết kế, thi công cơ điện công trình, nhà xưởng và hạ tầng. Cuối tháng 3/2013, PT. Nikko Securities Indonesia đổ hơn 10 triệu USD mua cổ phiếu HBC với giá cao hơn thị trường. Các thương vụ này phần nào tiếp sức cho doanh nghiệp trong năm 2013 đầy khó khăn.
a-tb-dia-oc-Viet-Nam-san-vo-5609-1380533
Dự án Happy Land do Công ty Khang Thông làm chủ đầu tư đã hút hơn chục nhà đầu tư ngoại rót vốn đầu tư.
Không chỉ có Hòa Bình đang trông đợi nhiều vào khối ngoại, Công ty Khang Thông cũng tích cực săn vốn nước ngoài từ các tập đoàn quốc tế để đầu tư vào dự án Happy Land (Long An) và dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định).
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khang Thông, Phan Thị Phương Thảo chia sẻ với VnExpress.net: "Doanh nghiệp chờ dòng vốn từ tỷ phú Ả Rập Thureign Augn và ngân hàng Hypo Commerce Bank. Dự kiến, nhà đầu tư nước ngoài này sẽ rót vốn vào Tập đoàn Khang Thông để đầu tư trực tiếp vào 2 dự án bất động sản tại Long An và Bình Định".
Bà Thảo cho biết thêm, chỉ tính riêng dự án Happy Land giai đoạn 1 đang thi công tại Long An, Khang Thông đã tiếp nhận hơn chục đối tác nước ngoài. Dự kiến, năm 2014 khu vui chơi giải trí hơn 2 tỷ USD sẽ chạy thử nghiệm một số hạng mục. Nữ doanh nhân này thừa nhận, với tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các dự án của bà chủ yếu trông cậy vào các đối tác nước ngoài vì có giai đoạn hợp đồng vay ngân hàng cũng bị cắt. Tuy nhiên, bà Thảo cũng thừa nhận suy thoái kinh tế toàn cầu cũng tác động rất lớn đến dòng tiền của nhà đầu tư quốc tế, do đó tiến độ dự án cũng bị chậm so với dự kiến.
Trong khi đó, một đại gia địa ốc khác, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chỉ tập trung săn cơ hội ngành bất động sản ở thị trường nước ngoài. Nếu như các doanh nghiệp địa ốc khác tìm vốn ngoại thì HAGL lại đi theo chiều ngược lại, đổ tiền ra nước ngoài để chờ thời điểm vàng hái cơ hội trên thị trường bất động sản.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/dai-gia-dia-oc-viet-dua-nhau-san-von-ngoai-40144.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/01/dn-bat-dong-san-niem-yet-ban-thao-tai-san-de-tra-no-cafeland-vn

Tin bất động sản: Rối bời chờ cưỡng chế nhà - cafeland.vn

==> Tin bất động sản khách hàng bao vây trụ sở Cengroup đòi tiền mua nhà - cafeland.vn

Theo bản tin bất động sản: Gần 100 hộ dân có nhà cửa kiên cố tại một khu dân cư ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang ngày đêm thấp thỏm chờ cơ quan chức năng đến tháo dỡ.
Việc mua đất phân lô, bán nền, xây nhà trái phép tại xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang gây lúng túng cho cơ quan chức năng và để lại nhiều hệ lụy cho người dân. Đây chỉ là một điển hình cho tình trạng mua đất xây nhà trái phép và sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng đang xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Khu dân cư tại ấp Bình Hóa, xã Hóa An được xây dựng ngay hàng thẳng lối, nhà cửa liền kề. Dù nằm sâu phía sau TP Biên Hòa, hai bên còn đồng ruộng nhưng nơi đây được xây cất như một khu đô thị.
Những ngày qua, các hộ dân ở đây đang lo lắng vì nhà của mình sẽ bị cưỡng chế giải tỏa bất cứ lúc nào. Theo thông báo từ cơ quan chức năng TP Biên Hòa, nếu người dân không tự tháo dỡ thì trong những ngày gần nhất, lực lượng cưỡng chế sẽ làm việc.
Những căn nhà kiên cố trong “khu dân cư Thành Phố Mới” tại xã Hóa An, TP Biên Hòa đang chờ đến ngày bị đập bỏ
Chị Vy Thị Thùy Trâm, chủ bất động sản rộng gần 100 m2 gồm 2 mặt tiền ở một góc khu dân cư, đứng ngồi không yên. “Do nhà cửa cha mẹ để lại trong thành phố quá chật chội, cách đây 1 năm, gia đình tôi dành dụm được một số tiền và mua lô đất này với giá gần 200 triệu đồng. Chủ đất là một giám đốc công ty khẳng định sẽ lo đủ sổ đỏ cũng như giấy phép xây dựng nên mới nâng giá cao thế này. Sau Tết vừa rồi, chúng tôi xây nhà để ở thì nay nhận được thông báo sẽ bị cưỡng chế” - chị cho biết.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng từ miền Trung vào làm công nhân. Sau thời gian dành dụm cùng với tiền vay mượn, anh Hùng mua miếng đất ở đây và cất nhà, tổng cộng hơn 300 triệu đồng nhưng giờ đang đối mặt với nguy cơ trắng tay. “Căn nhà nhỏ của vợ chồng và 2 đứa con mới xây còn chưa hết mùi vôi giờ sắp bị phá bỏ, gia đình chúng tôi thật sự không biết đi đâu, về đâu…” - anh Hùng buồn bã.
Khu vực bị giải tỏa này được chủ dự án bất động sản đặt tên là “khu dân cư Thành Phố Mới” rộng gần 13.000 m2, nằm trong vùng quy hoạch đất công viên cây xanh, phát triển du lịch và thủy sản của TP Biên Hòa. Thế nhưng, Công ty TNHH MTV Thành Phố Mới do ông Hồ Phi Hùng (30 tuổi, ngụ xã Hóa An, TP Biên Hòa) làm giám đốc đã ngang nhiên san lấp rồi phân lô, bán nền.
Đầu năm 2013, cả khu dân cư mọc lên. Đến lúc này, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường mới đến lập biên bản và đề nghị UBND TP Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt đơn vị “bao” xây dựng cho cả khu dân cư với số tiền gần 400 triệu đồng. Sau khi nộp phạt, những căn nhà kiên cố vẫn tiếp tục mọc lên…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH MTV Thành Phố Mới đã phân lô, bán 172 nền đất cho người có nhu cầu, thu gần 10 tỉ đồng. Cho rằng đất của công ty rao bán là phù hợp quy hoạch nên nhiều người mua nền đã bỏ tiền cất nhà. Hiện có tổng cộng 86 căn nhà xây trái phép trong đất quy hoạch. Cuối tháng 8 vừa qua, ông Hồ Phi Hùng đã bị khởi tố, bắt giam về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Không chỉ ở xã Hóa An, hiện thị trường bất động sản trên địa bàn nhiều phường, xã của TP Biên Hòa cũng như các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, việc phân lô bán nền đất nông nghiệp rồi xây hàng loạt nhà không phép diễn ra tràn lan. Đất nông nghiệp phân lô bán giá chỉ từ vài chục triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/nền. Nhiều người thu nhập thấp vẫn chấp nhận, liều mua đất nông nghiệp với giấy tờ sang tay và làm nhà ở trái phép.
Riêng vụ việc Công ty TNHH MTV Thành Phố Mới san lấp, phân lô bán nền trong khu quy hoạch, nhiều người cho rằng chính sự cả tin, vội vàng, không tìm hiểu kỹ về thủ tục pháp lý của bên mua đã dẫn đến hậu quả. Còn quá trình san lấp, xây dựng cả khu dân cư mà cơ quan quản lý vẫn để mặc hoặc vì lý do nào đó “không biết” thì phải xử lý trách nhiệm. Trong vụ việc này, 3 cán bộ liên quan đã bị đình chỉ công tác, gồm: Ông Lê Văn Kỷ, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng TP Biên Hòa; ông Trần Văn Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hóa An; ông Trịnh Văn Long, cán bộ địa chính xã Hóa An.
“Đây là vụ “điểm” về tình trạng phân lô bán nền, xây dựng trái phép trên địa bàn TP Biên Hòa nên cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm” - ông Trịnh Tuấn Liêm, quyền Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, khẳng định tin bất động sản như vậy.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/roi-boi-cho-cuong-che-nha-40160.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/10/01/tin-bat-dong-san

Monday, September 30, 2013

Tin bất động sản khách hàng bao vây trụ sở Cengroup đòi tiền mua nhà - cafeland.vn

==> Bất động sản giảm giá, xu hướng không thể khác - cafeland.vn

Sáng ngày 28/9/2013, rất đông khách hàng của Dự án Chung cư Binh đoàn 12 đã tập trung tại trụ sở chính của Công ty Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) để đòi lại số tiền mà họ đã góp vốn từ 03 năm trước.

Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại Thông Ngọc Đại, Xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội do Binh đoàn 12 và Công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Nam Thăng Long CP Nam Thăng Long làm chủ đầu tư đã gần như chết yểu. Thế nhưng, tới nay hàng trăm khách hàng góp vốn cho Công ty Bất động sản Thế kỷ (Cengroup) có trụ sở tại số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội vẫn không đòi lại được số tiền đã bị chiếm dụng trong suốt hơn 3 năm qua.

Các khách hàng khi mua căn hộ của Binh đoàn 12 đều phải làm một hợp đồng vay vốn với Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế Kỷ thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) do bà Trần Thị Thanh Bình làm Giám đốc. Bà Bình cũng đồng thời là vợ của Nguyễn Trung Vũ, Tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group.
Khách hàng mua nhà yêu cầu Cengroup trả lại tiền góp vốn
Theo các điều khoản của Hợp đồng này, khách hàng sẽ đồng ý cho Cengroup vay số tiền góp vốn bằng 30% giá trị căn hộ trong thời hạn 9 tháng. Đổi lại, khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ của Cengroup. Mỗi căn hộ có diện tích từ 69-82m2 với giá là 14 triệu/m2. Ngoài phần góp vốn này, mỗi khách hàng còn phải trả cho Cengroup số tiền chênh lệch 2,2 triệu/m2 được coi như tiền “cò” môi giới. Thời gian giao nhà dự kiến giao nhà mà phía bên chủ đầu tư đã cam kết là vào cuối Quý I năm 2012.
Thế nhưng, sau một thời gian mòn mỏi chờ đợi, dự án bất động sản Chung cư binh đoàn 12 vẫn là một mảnh đất hoang không hơn không kém. Chỉ khi biết đây là một Dự án đang chờ phê duyệt, những khách hàng mới tá hỏa rằng họ đã góp vốn cho một Dự án đang còn nằm trên giấy.

Trong khi Dự án đang còn chờ phê duyệt thì Công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) ngay từ đầu năm 2010 đã tiến hành huy động vốn trái phép của người mua. Có tới hàng trăm khách hàng đã trở thành nạn nhân của một vụ “lừa đảo” và “chiếm dụng vốn” mà Cengroup là thủ phạm. Bất chấp những quy định của pháp luật, Cengroup đã ngang nhiên huy động vốn của những người đang có nhu cầu về nhà ở với những điều khoản bất lợi rồi thậm chí sau đó chính họ còn tìm cách lật lọng cả những quy trình do họ lập ra.
Theo thị trường bất động sản quy định Điều 2 của Hợp đồng vay vốn có ghi: “Thời hạn vay 09 tháng kể từ ngày Hợp đồng vay vốn được ký kết; Thời hạn vay có thể được điều chỉnh nếu bên B (Cengroup) gửi thông báo gia hạn cho bên A (khách hàng) trong vòng 10 ngày trước khi kết thúc thời hạn. Việc gia hạn được hai bên thỏa thuận hoặc tính theo thời gian khắc phục những ảnh hưởng, tác động của sự kiện bất khả kháng hoặc các sự kiện khác theo thông báo của bên B nhưng không kéo dài quá 06 tháng tính từ ngày kết thúc thời hạn”.
Ngoài ra theo Điều 6: “Bên B sẽ trả cho bên A toàn bộ khoản tiền cho vay vốn và tiền lãi vào: (i) ngày kết thúc thời hạn vay nếu hai bên không ký kết hợp đồng mua bán; hoặc (ii) khi hai bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng vay vốn này; hoặc (iii) khi bên B bán được sản phẩm cho bên thứ ba trong trường hợp bên A từ chối quyền mua theo quy định tại Điều 5 của hợp đồng mua bán bất động sản.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/khach-hang-bao-vay-tru-so-cengroup-doi-tien-mua-nha-40118.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/09/30/thi-truong-bat-dong-san-tp-hcm-hon-10-000-can-ho-ton-kho-cafeland-vn

Sunday, September 29, 2013

Bất động sản giảm giá, xu hướng không thể khác - cafeland.vn

==> Giá bất động sản tiếp tục giảm vào cuối năm - cafeland.vn

Thông tin hai doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) lớn ở TP. Hồ Chí Minh là Novaland và Phát Đạt giảm giá đến 50% căn hộ cao cấp ở hai dự án Sunrise City và Everrich3 đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tuy nhiên, việc giảm giá này vẫn chưa giúp tăng thêm số lượng giao dịch BĐS thành công.

Thị trường bất động sản vẫn trầm lắng trước việc nhiều dự án giảm giá mạnh cũng bởi các căn hộ được giảm giá sâu đều đến tận 9/2015 mới được bàn giao. Các căn hộ cao cấp giao ngay hiện vẫn ở mức giá 50 triệu đồng/m2. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Hà Nội chỉ có một số dự án được công bố giảm khoảng gần 10 triệu/m2, tương đương mức giảm 20 - 25% mức giá ban đầu. Thậm chí, tại các dự án đã công bố giảm giá thì cũng chỉ giảm với khoảng 15% tổng số căn hộ. Như vậy, thị trường BĐS nước ta chưa sôi động hơn cũng bởi xu hướng giảm giá mạnh chỉ mang tính cục bộ, và quan trọng là không diễn ra trên địa bàn có nhu cầu giao dịch lớn nhất trong cả nước (TP. Hà Nội).
Lý giải nguyên nhân của việc giá nhà ở chưa giảm mạnh tại TP. Hà Nội, nguyên Cục trưởng Cục Nhà ở và BĐS, Bộ Xây dựng Trịnh Huy Thục cho là do phương thức phát triển thị trường tại đây khác hẳn so với TP. Hồ Chí Minh, cũng như một số địa phương khác. Giá nhà ở tại TP. Hà Nội khó giảm vì chủ đầu tư chỉ là chủ hờ, còn thực tế căn hộ đã được sang tay qua nhiều người từ khi phê duyệt dự án đến khi khởi công xây dựng. Vì vậy, chủ đầu tư không có quyền quyết định giảm giá bán. Ngoài ra, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm cho rằng, DN bất động sản tại Hà Nội xây dựng công trình bằng tiền của người góp vốn mua nhà nên không chịu sức ép lãi suất cho vay cao như DN tại TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, DN phía Bắc vẫn ung dung dù lượng căn hộ tồn kho cao, giao dịch giảm mạnh.
Đây chính là nguyên nhân khiến những người mua nhà ở Hà Nội thiệt thòi hơn rất nhiều so với người mua nhà ở TP. Hồ Chí Minh. Thực tế, nhiều nhà đầu tư thứ cấp tại Hà Nội đang rơi vào cảnh không đòi không được vốn đã bỏ ra, mà mua tiếp cũng không xong.  Luật sư Vũ Mạnh Hùng - Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự cho biết, trước đây, các căn hộ chung cư trên địa bàn TP. Hà Nội đều khó mua nên thường thì nhà đầu tư thứ cấp chỉ cần nộp được tiền mua là vội ký vào các hóa đơn, chứng từ, không xem xét lại hợp đồng. Các hợp đồng này không chặt chẽ nên nhà đầu tư thứ cấp giờ rất khó đòi lại vốn góp. Hơn nữa, nhiều DN đang khó bán căn hộ, nguồn vốn bị tồn đọng nên có muốn trả cho người góp vốn cũng không được.
Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc đua giảm giá bất động sản thực chất mới chỉ bắt đầu. Bởi lẽ, ngay cả giảm ở mức 50% giá công bố ban đầu thì cũng mới chạm đến giá trị thực của căn hộ, thậm chí là DN vẫn có thể có lãi như tuyên bố của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trước đây. Tất nhiên, sẽ không DN nào giảm giá những căn hộ đã hoàn thiện vì còn vướng hợp đồng đã ký với các khách hàng đã mua, nên chỉ có thể giảm giá ở những căn hộ sẽ giao sau 1 - 2 năm nữa. Song các diễn biến tại thị trường BĐS Hà Nội đang khiến nhiều người băn khoăn không biết ai sẽ tiếp cận được với những BĐS giảm giá này? Do đó, rất cần có cơ chế thông tin minh bạch và kiểm soát thận trọng thông tin để giúp người mua nhà tiếp cận được bất động sản giảm giá, cũng như tránh phải mua với mức giá chênh lệch cao lên tới 200 - 300 triệu đồng/căn như thời gian vừa qua.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/giam-gia-nha-o-xu-huong-khong-the-khac-40119.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://my.opera.com/2batdongsan/blog/2013/09/30/qua-thoang-voi-khach-ngoai-mong-pha-bang-bat-dong-san

Friday, September 27, 2013

Giá bất động sản tiếp tục giảm vào cuối năm - cafeland.vn

==> Bong bóng bất động sản đã vỡ? - cafeland.vn 

Báo cáo của Bộ Xây dựng vừa công bố, tại các thành phố lớn, giá bat dong san tiếp tục giảm, tính thanh khoản đã được cải thiện, giao dịch thành công chủ yếu ở phân khúc căn hộ có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, áp lực giảm giá bán căn hộ và giá thuê văn phòng vẫn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian từ nay tới cuối năm. Vậy, giải pháp của các doanh nghiệp đặt ra là gì, và xu hướng giảm giá sẽ diễn biến cụ thể như thế nào?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo ghi nhận của Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, nguồn cung văn phòng cho thuê đang rất dồi dào và tiếp tục tăng trong tương lai. Mức độ cạnh tranh giữa các chủ đầu tư ngày càng gay gắt bằng việc cung cấp các ưu đãi hấp dẫn để hạn chế diện tích trống trong tòa nhà.

Giám đốc bộ phận dịch vụ văn phòng của Công ty tư vấn bat dong san CBRE Việt Nam Greg Ohan cho rằng, các dự án bất động sản đang thu hút hai nguồn khách cần văn phòng nhiều. Một là, khách hàng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, ăn uống, tiêu dùng. Lượng khách thứ hai tập trung ở khu vực nhà máy mới chi phí sản xuất thấp thì những khách hàng này vẫn có nhu cầu sử dụng các diện tích văn phòng trong thời gian tới.
Riêng đối với diện tích văn phòng, tỷ lệ trống của tòa nhà hạng A và hạng B được ghi nhận không có nhiều thay đổi. Tỷ lệ trống tại các tòa nhà hạng A chỉ giảm nhẹ 2,32% xuống còn 30%, trong khi hạng B giữ nguyên. Giá chào thuê tại các tòa nhà hạng A khu vực trung tâm giảm trên 4% so với quý trước từ hơn 40 USD xuống còn hơn 38 USD/m2/tháng, tuy nhiên giá thuê năm nay đã giảm mạnh so với năm ngoái khoảng 11,5%.

Có thể nói, xu hướng thi truong bat dong san chung từ nay đến năm 2015, theo dự báo của CBRE thì nguồn cung được ghi nhận không thay đổi nhiều tại khu vực trung tâm so với nguồn cung tại khu vực phía Tây của thành phố Hà Nội. Tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm dự kiến sẽ giảm dần, tuy nhiên vẫn giữ nguyên xu hướng so với quý trước đó.

Với tỷ lệ lấp đầy cao, chủ đầu tư của các tòa nhà hạng A trong khu vực trung tâm vẫn đang có doanh thu ổn định, tuy nhiên cần cảnh giác với xu hướng dịch chuyển dần về phía Tây của Thành phố Hà Nội. Vì vậy, việc gia tăng ưu đãi cho khách thuê trong khu vực cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên, theo đánh giá chung, nguồn cung tương lai tiếp tục tăng, giá thuê sẽ lại thêm áp lực trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Việc tái cơ cấu sản phẩm, chủ động nguồn cung với giá cả và chất lượng phù hợp vẫn được nhìn nhận là giải pháp đúng như phân tích của Tổng giám đốc CTCP Quản lý và Đầu tư phát triển đô thị Việt Nam Đinh Quang Bách: để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường bat dong san, các chủ đầu tư, doanh nghiệp cần định vị lại hoạt động của mình, đồng thời, các sản phẩm đưa ra cần phù hợp với nhu cầu thị trường.
Theo nhận định của một số chuyên gia bất động sản, cùng với xu hướng giảm giá, giao dịch bất động sản đang có dấu hiệu khởi sắc, nhất là với phân khúc chung cư giá rẻ. Bộ Xây dựng vừa công bố, tại các thành phố lớn, giá bất động sản tiếp tục giảm, tính thanh khoản đã được cải thiện, giao dịch thành công chủ yếu ở phân khúc căn hộ có diện tích nhỏ.

Cụ thể, tại Hà Nội, một số dự án chủ đầu tư chào bán với mức giá hợp lý đã tạo sức hút đối với khách hàng như Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm), chủ đầu tư mở bán 144 căn hộ có diện tích 47 - 69 m2, giá bán trung bình 13,8 triệu đồng/m2. Hay tại các dự án có giá phải chăng, dưới 20 triệu đồng/mv, có tính thanh khoản cao như: VP5 Linh Đàm, CT11 Kim Văn Kim Lũ, dự án Hòa Bình Green City, Từ Liêm…

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, các dự án bat dong san có giá bán từ 13 - 14 triệu đồng/m2, có lượng giao dịch tăng khá rõ so với cuối năm ngoái. Bên cạnh đó, khách hàng đã bắt đầu tham khảo giá và xem xét việc mua nhà phân khúc căn hộ có giá khoảng một tỷ đồng. Cùng với đó là hàng loạt hợp đồng mua nhà đã được chủ đầu tư và khách hàng tiến hành bàn giao nhà, thanh lý hợp đồng cũng đã khiến cho thị trường sôi động hơn.
Nhìn nhận ở góc độ quản lý thị trường, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thừa nhận, việc giới đầu cơ, môi giới và chủ đầu tư nhỏ tháo lui đã giúp cho thị trường BĐS có cơ hội minh bạch về giá và chất lượng hơn. Đồng thời, với việc chủ động cơ cấu sản phẩm phù hợp, hạ giá bán và giá thuê BĐS, có thể từ nay tới cuối năm sẽ có những dấu hiệu tích cực ở những phân khúc này
Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/gia-bat-dong-san-tiep-tuc-giam-vao-cuoi-nam-40045.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/850687/Bat-dong-san-TP-Ho-Chi-Minh-Khai-tu-70-chung-cu-cu-cafeland-vn.html

Bong bóng bất động sản đã vỡ? - cafeland.vn

==> Bất động sản TP.HCM cho phép 'chẻ nhỏ' căn hộ - cafeland.vn 

CafeLand - Làn sóng giảm giá dự án tiếp tục sôi động trong thời gian gần đây khiến nhiều người cho rằng, quả bóng bat dong san đã bắt đầu nổ và nhà đầu tư đã lỗ thật.

Nhiều ý kiến cho rằng bong bóng bất động sản đã vỡ vì hiện nay giá nhà đã giảm sâu và nhiều doanh nghiệp đã lỗ nặng. Ảnh: Thanh Thịnh

Vốn là một lĩnh vực hứa hẹn sinh lợi khủng cho các nhà đầu tư nên bất động sản sớm trở thành kênh đầu tư thu hút. Vì vậy một lượng tiền khổng lồ đã được đổ vào đây. Khi có nhiều nhà đầu tư ồ ạt rót vốn vào bất động sản trong một thời gian ngắn khiến cho giá bất động sản bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực của nó làm hình thành bong bóng bat dong san.
Khi giá bất động sản bị đẩy vượt quá khả năng chi trả của người mua thì giao dịch không diễn ra, bong bóng bất động sản bắt đầu vỡ, nguồn tiền đóng băng trong bất động sản mà không thoát ra được.
Hệ lụy kèm theo là hàng loạt doanh nghiệp nợ nần chồng chất thậm chí dẫn đến phá sản vì không bán được hàng khi đến thời kỳ đáo hạn sẽ không có tiền để trả cho ngân hàng vì tiền nằm hết trong bất động sản. Nợ xấu của các ngân hàng cũng vì thế mà tăng cao. Hàng loạt ngành nghề liên quan đến bất động sản cũng khó khăn.
Soi vào thực tế thi truong bat dong san Việt Nam hiện nay, giá bất động sản trong suốt 3 năm gần đây liên tục được điều chỉnh giảm. Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc giảm giá lại càng xôm tụ hơn với sự góp mặt của nhiều chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp. Hầu hết lý do được các chủ đầu tư đưa là “giảm giá để đẩy hàng vì áp lực hàng tồn kho quá lớn”.
Mới đây, trong buổi họp báo công bố mở bán lại dự án Tân Hương Tower (tên cũ là Chương Dương Garden), ông Văn Minh Hoàng – Phó Tổng Giám đốc công ty Chương Dương, chủ đầu tư dự án này cho biết do khó khăn về tài chính nên dự án đã ngưng thi công hơn 1 năm nay. Do vậy công ty đã hợp tác với Hưng Thịnh Land để tiếp tục rót nguồn vốn vào triển khai dự án.
Ở lần trở lại này, dự án cũng được điều chỉnh giá bán từ 15,3 triệu đồng xuống còn 13,5 triệu đồng. Theo ông Hoàng, chủ đầu tư quyết định giảm giá bán là để giải quyết hàng tồn kho. Cách đây không lâu 2 dự án cao cấp tại Tp.HCM đã được chủ đầu tư công bố giảm đến 50% giá bán cũng với lý do tương tự.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá bất động sản đã chạm đến vùng đáy, nhiều chủ dự án đã chấp nhận bán tháo để rút chân khỏi thị trường bất động sản, nhưng kể cả muốn bán lỗ thì vẫn rất khó tìm được người mua.
Trao đổi với CafeLand, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết, giá nhà tại các dự án bat dong san hiện nay đã giảm. Tại Tp.HCM giá nhà đã giảm đến 50%, nhưng kể cả giảm đến 50% thì vẫn không có giao dịch. Đây là bi kịch của phân khúc giá nhà trung bình và giá cao.
Một biểu hiện nữa cho thấy quả bóng bất động sản đã bắt đầu vỡ khi hàng loạt doanh nghiệp bất động sản làm ăn thua lỗ. Báo cáo tài chính quý 2/2013 của các ông lớn trong ngành cho thấy kết quả kinh doanh không mấy khả quan, nhiều doanh nghiệp thua lỗ từ hàng chục tỷ đồng như Kinh Bắc (53 tỷ đồng), Nam Long (26 tỷ đồng). Một số ít doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng số lãi ít ỏi chỉ dừng lại ở mức tượng trưng như Sudico (24 tỷ đồng), Phát Đạt (746 triệu đồng), Thủ Đức House (900 triệu đồng).
Thậm chí, để thoát ra khỏi khó khăn nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp bán tài sản để trả nợ. Ngay cả đại gia Hoàng Anh Gia Lai cũng phải bán cùng lúc bán 6 dự án thủy điện, mang lại doanh thu gần 2.100 tỉ đồng. Hay Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) phải tìm đối tác chuyển nhượng toàn bộ dự án trọng điểm chung cư Bàu Sen tại TP Vũng Tàu, Công ty Savimex tìm đối tác góp vốn đầu tư vào dự án khu nhà ở tại phường Phú Mỹ, quận 7,…
Phát biểu trên báo chí, ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, thực ra quả bóng bat dong san đã nổ từ lâu còn động thái giảm giá vừa rồi của các chủ đầu tư là họ giảm giá thật, dù giảm giá dưới những hình thức khác nhau. “Trên thực tế tôi biết, có nhiều chủ đầu tư lỗ thật, thậm chí lỗ rất nặng. Những doanh nghiệp nhanh chân rút ra khi mới tham gia vào dự án thì có thể có lời, hoặc hòa vốn, còn các doanh nghiệp “ôm” dự án đến bây giờ thì lỗ nặng”, ông Trung nhận định.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/bong-bong-bat-dong-san-da-vo-40040.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/850675/Menh-lenh-cuoi-cung-cho-cac-du-an-bat-dong-san-cafeland-vn.html

Bất động sản TP.HCM cho phép 'chẻ nhỏ' căn hộ - cafeland.vn

==> Bất động sản không còn biên độ để giảm giá - cafeland.vn

Kỳ vọng về việc “chẻ nhỏ” căn hộ để có thể giúp giả phóng hàng tồn kho của các doanh nghiệp bat dong san đã được UBND TP.HCM “bật đèn xanh”.
Kèm ảnh: Các dự án nhà ở tại các quận ven và huyện ngoại thành được ưu tiên “chẻ nhỏ” trước nhằm giảm áp lực lên hạ tầng (Ảnh: Đình Phú)
Các dự án nhà ở tại các quận ven và huyện ngoại thành được ưu tiên “chẻ nhỏ” trước nhằm giảm áp lực lên hạ tầng - Ảnh: Đình Phú

Trao đổi với PV Thanh Niên Online vào sáng 26.9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết về mặt chủ trương, thành phố cho phép điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ có diện tích lớn thành diện tích nhỏ (chẻ nhỏ căn hộ - PV) với điều kiện Sở Xây dựng kiểm tra, xác định việc điều chỉnh này tuân thủ quy định về chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch; tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành về đầu tư xây dựng trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kết nối đồng bộ với hạ tầng khu vực.

Trước mắt, Sở Xây dựng giải quyết thủ tục điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở này cho các dự án bat dong san đủ điều kiện tại các quận ven và huyện ngoại thành. Đối với việc điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở tại các quận nội thành, Sở Xây dựng cần kiểm tra, cân nhắc kỹ để đảm bảo không phá vỡ quy hoạch.

UBND TP.HCM cũng đồng ý việc điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với các điều kiện tương tự như việc chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ có diện tích lớn thành diện tích nhỏ nêu trên. UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở có yêu cầu điều chỉnh để xem xét, đối chiếu với các tiêu chí và điều kiện, tổng hợp hồ sơ từng trường hợp cụ thể, báo cáo thành phố quyết định.

Đánh giá về tình hình thi truong bat dong san trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Văn Rê khẳng định “vẫn đóng băng”. Ông Rê cho biết từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp bất động sản đã bán được 4.437 căn hộ/14.490 căn hộ (chiếm tỷ lệ 30,62% so tổng số tồn kho bất động sản báo cáo cuối năm 2012), với tổng giá trị ước khoảng 7.795 tỉ đồng; còn 10.053 căn hộ tồn kho với tổng giá trị khoảng 17.663 tỉ đồng.

Hiện thành phố đã lập quy hoạch triển khai thực hiện chương trình nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo ông Rê, thực hiện thông tư số 02 của Bộ Xây dựng, thành phố tiếp tục thực hiện chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại xin chuyển làm nhà ở xã hội; đến nay đã chuyển đổi 9 dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội với quy mô sử dụng đất hơn 20 ha, số lượng căn hộ xin chuyển sang làm nhà ở xã hội là 9.218 căn hộ (tăng 4.032 căn), tổng mức đầu tư khoảng 7.300 tỉ đồng.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/tphcm-cho-phep-che-nho-can-ho-40026.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/850657/Dua-nha-thau-be-boi-ra-khoi-du-an-bat-dong-san-trong-diem-cafeland-vn.html

Bất động sản không còn biên độ để giảm giá - cafeland.vn

==> Bất động sản về tỉnh, bán rong tìm khách - cafeland.vn

Hiện tượng giảm giá 50% gần đây tại một số dự án bat dong san chỉ là thông tin tương đối và không mới vì trước đó, chủ đầu tư cũng đã bán một số sản phẩm thuộc dự án này với mức giá giảm như tuyên bố.

Tôi cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tự động điều tiết, không có chuyện một doanh nghiệp có thể kiểm soát. Sau động thái giảm giá bán 50% của một số doanh nghiệp, liệu thị trường sẽ có nhiều đợt giảm giá khác hay không?

Theo tôi, giá căn hộ hiện nay muốn giảm nữa cũng khó vì biên độ giảm không còn và mức giá hiện tại gần như đã quay về giá vốn. Vấn đề còn lại là chiến lược và tình hình nội tại của doanh nghiệp, họ sẽ xác định từng giai đoạn với chính sách bán hàng khác nhau.
Quay trở lại thời điểm năm 2007, thi truong bat dong san phát triển quá nóng nên người ta thường hay so sánh và hiện tượng giảm giá bao nhiêu phần trăm cũng dựa trên cơ sở này. Song, giữa giảm và người mua có quyết định mua hay không là hai chuyện khác nhau.
Theo tôi, nhu cầu về nhà ở còn rất nhiều, mỗi nhóm khách hàng sẽ có suy nghĩ khác nhau. Có nhóm khách hàng thì cho rằng đây là thời điểm tốt để mua nhà ở, và các chủ đầu tư cũng đang tìm cách thu hút nhóm khách hàng này thông qua nhiều giải pháp.
Cụ thể, tại nhiều dự án, khách hàng chỉ cần thanh toán 20 - 50% là được nhận nhà ngay, sau đó có thể trả chậm trong vòng 2 - 5 năm không lãi suất.
Giải pháp này đã đánh trúng vào nhu cầu và tâm lý vì nếu vay tiền mua nhà, khách hàng rất ngại lãi suất cao và không chứng minh được thu nhập. Nếu thị trường bat dong san bình thường, liệu khách hàng có tiếp cận được việc mua nhà dạng này hay không?
Nhìn chung, thị trường đang hình thành hai nhóm khách hàng rõ rệt: có nhu cầu vừa phải nhưng không cấp bách và nhóm khách hàng có nhu cầu mua ngay. Do đó, dù giao dịch ở thời điểm này không bằng thời điểm "nóng" nhưng vẫn khá đều đặn.
Nút thắt quan trọng nhất hiện nay để cải thiện thị trường là nguồn vốn, yếu tố ảnh hưởng đến người mua và chủ đầu tư dự án. Dù lãi suất giảm nhưng cả người mua và chủ đầu tư khó tiếp cận, ngân hàng không dám cho vay.
Muốn thanh khoản, doanh nghiệp phải mở bán nhưng để bán được, doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt vì thị trường bat dong san đang có nguồn cung dồi dào thuộc nhiều phân khúc khác nhau.
Song, vấn đề của thị trường hiện không ở chuyện lệch pha cung cầu mà là người mua đang chờ đợi, người bán thì rất muốn bán. Việc khơi thông được nguồn vốn từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nếu có, hoặc lưu thông vốn bình thường sẽ mang đến hiệu ứng tích cực cho các bên tham gia thị trường.

 Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/bds-khong-con-bien-do-de-giam-gia-40019.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/850639/Bat-Dong-San-Ha-Noi-hy-vong-bot-am-dam-cuoi-nam-cafeland-vn.html

Wednesday, September 25, 2013

Bất động sản về tỉnh, bán rong tìm khách - cafeland.vn

==> Thị trường bất động sản “méo mó” vì kinh doanh quá dễ dàng - cafeland.vn

Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa... là đích ngắm mới để các doanh nghiệp bat dong san Hà Nội tìm kiếm khách hàng. Còn tại thủ đô, họ cho xe máy treo biển dự án diễu qua khắp các tuyến phố.

Đơn vị bán hàng các dự án Ho Guom Plaza (Mỗ Lao, quận Hà Đông), Hoa Binh Green City (đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng), Thang Long Number One (Đại lộ Thăng Long, huyện Từ Liêm) vừa về Quảng Ninh để tổ chức một cuộc triển lãm giới thiệu về bất động sản Hà Nội. Các dự án này lựa chọn dựa trên tiêu chí gần trường đại học, bến xe...


Trước đó không lâu, chủ đầu tư Nam Đô Complex (đường Trương Định, quận Hoàng Mai) là Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí toàn cầu cũng về Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam để giới thiệu dự án bat dong san.
Nhiều chủ đầu tư đẩy mạnh việc quảng cáo dự án tại các tỉnh, thành lân cận thủ đô. Ảnh: Anh Quân
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội, một đơn vị đang áp dụng phương thức này cũng cho biết, khi mới đưa ra ý tưởng này, nhiều chủ đầu tư tỏ ra ngạc nhiên. "Tuy nhiên, khi giải thích ý tưởng thì họ cũng khá kỳ vọng. Đưa dự án về tỉnh có nghĩa là chúng tôi hướng đến những người sử dụng cuối cùng", ông Trung lý giải.

Lãnh đạo Savills cũng cho biết, hiện hầu hết những dự án bat dong san đơn vị này đang phân phối đều được mang về các tỉnh giới thiệu. "Chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát cho thấy khách hàng tại các tỉnh thành lân cận thủ đô như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương là một trong những nhóm tiềm năng hơn cả. Họ có nhu cầu sở hữu nhà Hà Nội do nhu cầu đi lại, công tác thường xuyên hoặc muốn tạo điều kiện cho con em học tập và làm việc tại đây", Phó giám đốc Savills Hà Nội nói.

Về hiệu quả của chương trình bán hàng này, ông Trung cho biết, đây là cách làm mới, do đó, không thể có hiệu quả tức thì. Hơn nữa, theo ông, mua nhà là một quyết định mang tính hệ trọng. Do đó, các đơn vị bán hàng cần kiên nhẫn, không chỉ tiến hành một, hai lần mà có thể phải rất nhiều lần, đều đặn mới có hiệu quả.
Để tiếp cận gần hơn với khách hàng, các đơn vị còn sáng tạo nhiều chiêu bán hàng mới. Là đơn vị bán độc quyền dự án Tây Hà Tower, sàn Đông Á cho nhân viên treo biển quảng cáo diễu qua khắp các tuyến phố chính tại Hà Nội.

Lãnh đạo sàn Đông Á cho biết, cách bán hàng trên nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về dự án bất động sản và các chương trình khuyến mãi hỗ trợ đến với khách hàng. Đơn vị này cũng kỳ vọng sau chiến dịch trên sẽ có nhiều khách hàng biết tới thông tin dự án một cách chính thống, lượng giao dịch tăng lên.
Về những phương thức quảng cáo này, một chuyên gia trong ngành bat dong san cho rằng, để thu hút được sự chú ý của khách hàng thì đây không phải là kế hoạch tồi, thậm chí đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, vị này cho rằng, bất động sản là một mặt hàng đặc thù, quyết định đưa ra mang tính hệ trọng. "Những sản phẩm này đòi hỏi những cuộc tiếp xúc nhận sự chú ý rất nghiêm túc. Vì thế muốn bán được hàng tôi nghĩ phải tiếp cận bài bản, mà một lần chưa chắc đã được", chuyên gia nhận định.

Trong khi đó, vị này lại có đánh giá khá cao đối với những chủ đầu tư, đơn vị phân phối tìm đến các tỉnh để giới thiệu dự án. "Nếu như trước đây có một căn nhà tại Hà Nội hoặc TP HCM rất khó khăn, đến nay cơ hội rộng mở hơn rất nhiều. Họ về tỉnh cũng có nghĩa là họ đang hướng đến người có nhu cầu thực. Một tín hiệu tích cực cho thị trường địa ốc", chuyên gia nhận định.

Ông cũng cho rằng, trong thời gian tới, các cách bán hàng mới chắc chắn sẽ còn xuất hiện. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục đặt ra nhiều thử thách cho người bán nhưng lại dễ cho người mua. Do đó, dù chiêu gì nhưng chủ yếu cũng theo chiều hướng nhằm đến người có nhu cầu thực. 

Theo Bộ Xây dựng, đến cuối quý II, riêng loại căn hộ chung cư tại thi truong bat dong san Hà Nội tồn hơn 6.000 căn, tương đương gần 7.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là loại có diện tích lớn, giá cao. Để cứu thị trường, cơ quan chức năng đã cho phép nhiều dự án chuyển thành nhà xã hội hoặc thay đổi cơ cấu căn hộ, từ loại rộng sang diện tích nhỏ.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/dia-oc-ve-tinh-ban-rong-tim-khach-39966.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/849934/Tan-hoang-nhung-bat-dong-san-hang-sang-cafeland-vn.html

Thị trường bất động sản “méo mó” vì kinh doanh quá dễ dàng - cafeland.vn

==> Bất động sản sụp đổ, truy đại gia dự án VN khắp thế giới - cafeland.vn

Đặt nhiều kỳ vọng vào phân khúc nhà giá thấp song viễn cảnh của thi truong bat dong san chưa sáng sủa như mong đợi. Tồn kho bất động sản đang là nỗi trăn trở của không ít doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp yếu về năng lực tài chính.

Phó Chủ tịch của một quận có sức hút lớn các dự án bất động sản tâm sự, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhưng thực tế có nhiều doanh nghiệp địa ốc kinh doanh theo kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”. Tại thời điểm này khi thị trường khó khăn, nguồn vốn bị cắt thì mấy doanh nghiệp này cũng “hết pin”. Đó là những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản hiện nay. Trong suốt thời gian qua, khi thị trường đi xuống giới đầu tư rất hy vọng vào phân khúc nhà giá rẻ, trong đó có cả nhà xã hội. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, trong khi căn hộ cao cấp đang gặp nhiều khó khăn thì phân khúc nhà giá trung bình lại trở thành xương sống của thị trường.



Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp kỳ vọng là phải bán được hàng bằng cách cơ cấu lại sản phẩm và hướng đến phân khúc có nhiều tiềm năng nhất dù lợi nhuận có ít đi. Nhưng thực tế, ít nhất là tại thời điểm này phân khúc nhà giá rẻ vẫn chưa khởi sắc là bao. Tại Hà Nội, rất nhiều dự án bat dong san thuộc loại hình nhà ở này bị ế, thậm chí một số dự án mà chỉ cách đây không lâu người dân chen nhau để có một suất mua nhà thì nay đã có trường hợp trả lại suất vì nhiều lý do. TPHCM chưa xuất hiện tình trạng này nhưng nhìn chung giao dịch nhà đất cũng không khá hơn. Vậy, sắp tới doanh nghiệp địa ốc phải trông cậy vào đâu? Ông Lê Chí Hiếu, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhà Thủ Đức cho rằng, ngoài ngân hàng thì doanh nghiệp khó có thể trông cậy vào các nguồn nào vì các công cụ tài chính khác thì chưa thấy đâu: "Các doanh nghiệp bất động sản không còn chỗ bấu víu. Chúng ta đã có quy định để ra đời quỹ đầu tư bất động sản nhưng đến nay chưa thấy cái nào đi vào hoạt động. Điều đó nói lên rằng khi chúng ta đưa ra chủ trương thì nên có những giải pháp hỗ trợ để chủ trương đi vào cuộc sống thì nó mới có giá trị".

Ảnh minh họa.
Theo quy định, vốn pháp định tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bat dong san chỉ là 6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu khi triển khai dự án chiếm 15-20% tổng mức đầu tư dự án. Chuyện “tay không bắt giặc” được không ít người coi là “đặc sản” của giới kinh doanh nhà đất Việt Nam. Doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng, hoặc huy động vốn từ người mua để thực hiện dự án. Đây là cách đơn giải nhất để kinh doanh nhà đất. Có thể vì vậy mà số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đang ở mức rất cao. Chỉ tính riêng TPHCM cũng đã có hơn 4000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lĩnh vực này. Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng: chưa có nơi nào kinh doanh bất động sản dễ như ở Việt Nam. Ông Trần Du Lich nó: "Điều kiện kinh doanh bất động sản quá dễ, ai cũng làm bất động sản và có lẽ trên thế giới này không có nước nào kinh doanh bất động sản dễ như ở Việt Nam, toàn “mượn đầu heo nấu cháo”. Như vậy, luật cần có chế định như thế nào".

Doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn từ nhiều nguồn nhưng đầy rủi ro bởi là chế tài đối với các trường hợp vi phạm trong việc huy động vốn vẫn còn lỏng lẻo nên khi xảy ra tranh chấp thì người mua nhà thường phải chịu thiệt. Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bat dong san TP nói: "Về huy động vốn thì chế tài để chủ đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích. Hiện tại luật thì yếu, thiếu răn đe. Trong Luật kinh doanh bất động sản chúng ta lại khuyến khích tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản, tôi nghĩ không nên dùng từ khuyến khích trong luật".

Lực lượng các nhà đầu cơ nhỏ lẻ tăng mạnh làm cho giá nhà đất không phản ánh đúng thực trạng. Thị trường bất động sản từ nhiều năm nay trầm lắng không chỉ để lại hậu quả là hàng ngàn doanh nghiệp báo lỗ, ngừng hoạt động, thậm chí là giải thể. Độ mở của thị trường bat dong san quá lớn khiến các nhà kinh doanh địa ốc, nhiều người đổ xô đầu cơ địa ốc, người góp công, góp đất, doanh nghiệp tiền ít có thể làm dự án hàng chục tỷ. Chính vì vậy hệ quả kéo dài như hôm nay là khó tránh khỏi.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/thi-truong-dia-oc-meo-mo-vi-kinh-doanh-qua-de-dang-39972.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/849916/Chinh-sach-ho-tro-bat-dong-san-banh-treo-canh-cao-cafeland-vn.html

Monday, September 23, 2013

Bất động sản sụp đổ, truy đại gia dự án VN khắp thế giới - cafeland.vn

==> Doanh số bất động sản tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 6 năm qua - cafeland.vn

Một cuộc truy tìm ông chủ dự án bat dong san Tricon Tower tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hà Nội đang diễn ra khắp thế giới mà bóng dáng ông chủ vẫn bặt vô âm tín. Mới đây, AP có bài viết xoay quanh dự án Tricon Towers, tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hà Nội, của công ty đầu tư Minh Việt mà báo giới trong nước đã đề cập nhiều những tháng qua, sau khi chủ đầu tư là ông Edward Chi, ôm tiền bỏ trốn.

Edward Chi từng hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng của họ vẫn đang đi đúng hướng ngay cả khi BĐS đang bắt đầu có dấu hiệu đổ vỡ. Doanh nhân này thậm chí còn "hùng hồn" tuyên bố ông sẵn sàng bán các bat dong san của mình tại California để hoàn trả tiền cho khách hàng, nếu việc xây dựng dự án bị trì hoãn.



Thế nhưng, thực chất vị giám đốc này không hề đứng tên trong căn hộ dự định sẽ bán tại Mỹ và sau lời hứa đó thì cũng không ai nhìn thấy bóng dáng ‘đại gia’ đâu. Hiện, phía cảnh sát cho biết họ vẫn chưa thể tìm ra tung tích của Edward Chi. Tất cả các liên lạc đều không liên hệ được với ông Chi.
Vị đại gia đã ôm tiền biến mất để lại dự án phần hầm và móng bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ.
Trước đây, Công ty Minh Việt mà Edward Chi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hầu như không gặp khó khăn gì để thu hút nhà đầu tư khi ra mắt dự án tại Hà Nội khoảng giữa năm 2009. Thi truong bat dong san khi ấy, dự án Tricon Towers được vẽ ra là những tòa tháp 44 tầng “siêu hiện đại”, với 734 căn hộ và sẽ giao nhà cuối năm 2011.

Không chỉ nhận tiền đặt cọc của dự án Tricon Towes, Minh Việt sau đó còn tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho một dự án thứ hai nhìn ra vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở phía Bắc. Nhưng việc xây dựng dự án này lại chưa hề được tiến hành.

Một số người nếu có hoài nghi về uy tín của Chi lại bị đánh lừa bởi đối tác nước ngoài danh tiếng của Edward Chi. Chi đã được Coldwell Banker nhượng quyền và luôn sử dụng thương hiệu của hãng BĐS Mỹ trong quá trình quảng bá dự án. Tuy nhiên, phía Coldwell Banker cho biết đã hủy hợp đồng nhượng quyền với Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm.

Hiện dự án này mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long cũng bị bỏ hoang. Trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt đi thuê cũng đã bị tháo dỡ bảng tên.

Hiện có ít nhất 128 nhà đầu tư bat dong san giận dữ đang săn lùng ông chủ này. Nhiều người trong số này đã vay mượn hoặc lấy tiền tiền kiệm ra góp vốn tới 150.000 USD (hơn 3,1 tỉ đồng). Tuy nhiên, công an cho biết Chi đã rời Việt Nam và không thể liên lạc được.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/bds-sup-do-truy-dai-gia-du-an-vn-khap-the-gioi-39924.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/849342/Du-an-bat-dong-san-Phuc-Thinh-Tower-Doi-ten-ban-thao-va-dau-hoi-ve-tien-do-cafeland-vn.html

Doanh số bất động sản tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 6 năm qua - cafeland.vn

==> Dự án bất động sản Dalat Center khai trương giai đoạn 1 - cafeland.vn

CafeLand - Doanh số bán nhà tại Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 8 và đạt mức cao nhất trong 6 năm qua.
Doanh số bán nhà tại Mỹ đã tăng 1,7% trong tháng 8.
Theo Hiệp hội toàn quốc các nhà kinh doanh bat dong san Mỹ (NAR), doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng 8 đã tăng 1,7% theo tỉ lệ điều chỉnh hàng năm lên 5,48 triệu căn. Đây cũng là mức cao nhất từ tháng 2/2007. Trong khi đó theo số liệu từ 79 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg cho rằng con số này là 5,25 triệu căn.



Các số liệu thống kê cho thấy số lượng người mua nhà tăng mạnh đặc biệt là trong tháng 6 và tháng 7 khi lãi suất thế chấp ở mức thấp.Giá trung bình của một ngôi nhà hiện nay đã tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 212.100 USD), đó là mức tăng cao nhất của thi truong bat dong san kể từ tháng 10/2005.
Ông Gus Faucher, nhà kinh tế cấp cao ở NC Financial Services Group cho biết, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng doanh số bán hàng trong thời gian tới mặc dù con số này không cao như trong tháng 8. Quyết định chưa cắt giảm gói QE3 của FED sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế, chúng ta sẽ thấy kinh tế tăng trưởng mạnh vào cuối năm nay, chuyên gia này nhấn mạnh.

Còn theo ông Lawrence Yun- chuyên gia kinh tế của NAR, với xu hướng lãi suất thế chấp trên đà tăng, nhiều người mua nhà đang nhanh chóng thực hiện giao dịch. Dự kiến trong thời gian tới, nhu cầu mua bat dong san sẽ hạ nhiệt.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/my-doanh-so-ban-nha-tang-manh-nhat-trong-6-nam-39931.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/849324/Cap-thang-so-hong-du-an-bat-dong-san-moi-cafeland-vn.html

Dự án bất động sản Dalat Center khai trương giai đoạn 1 - cafeland.vn

==> Góc tối bất động sản Việt Nam trên báo Mỹ - cafeland.vn

CafeLand - Vừa qua, Công ty CP Len Nguyễn - chủ đầu tư dự án bat dong san Dalat Center đã tổ chức khai trương khu thương mại thuộc giai đoạn 1 của dự án với tên gọi “Chợ mới Đà Lạt”.

Lễ khai trương Chợ mới Đà Lạt.
Khu chợ mới Đà Lạt gồm 1 tầng hầm và 3 tầng chợ với hơn 1.100 quầy sạp và kiot dành cho nhiều ngành hàng như thực phẩm, tươi sống, may mặc, hóa mỹ phẩm…


Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, nằm trên 2 mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phan Bội Châu, Dalat Center là khu phức hợp thương mại được xây dựng trên khu đất có diện tích 5.032m2 với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng so với thi truong bat dong san.
Dự án được chia làm 3 khối, khối hầm và các tầng chợ bao gồm 1 tầng hầm để xe và chợ đêm và 3 tầng chợ mới; Khối đế gồm 1 phần tầng trệt để xe và 3 tầng dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại, giải trí, rạp chiếu phim; Khối cao tầng gồm 7 tầng khách sạn và các dịch vụ hỗ trợ khách sạn như nhà hàng tiệc cưới, hội nghị.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/khai-truong-giai-doan-1-dalat-center-39897.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/848957/Phan-khuc-nha-o-co-kha-nang-vuc-day-thi-truong-bat-dong-san-cafeland-vn.html

Góc tối bất động sản Việt Nam trên báo Mỹ - cafeland.vn

==> Bất Động Sản TP.HCM mắc kẹt chính sách - cafeland.vn

Từ lĩnh vực bảo hiểm nhảy sang bat dong san nhưng bất thành, chủ dự án ôm tiền biến mất, bỏ mặc nhiều khách hàng giận dữ và bất lực trước khối sắt thép hoen rỉ.

Khi bong bóng trên thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu vỡ, Edward Chi - một nhà đầu tư người Mỹ vẫn hứa hẹn dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng Tricon Tower đang đi đúng hướng. Ông Chi còn tuyên bố sẽ bán các tài sản của mình tại California (Mỹ) để hoàn trả tiền cho khách hàng nếu việc xây dựng công trình phải dừng lại. Trước đó, dự án của Edward được giới thiệu tại một công ty bất động sản nổi tiếng của Mỹ.


Thế nhưng Chi đã biến mất sau một cuộc họp căng thẳng với những chủ nhà tương lai diễn ra năm ngoái và không hề trở lại, bỏ lại sau lưng những cọc móng gỉ sét của một dự án bat dong san chung cư cùng ít nhất 128 nhà đầu tư giận dữ. Nhiều người trong số này đã vay mượn hoặc lấy tiền tiền kiệm ra góp vốn tới 150.000 USD (hơn 3,1 tỷ đồng). Công an cho biết Chi đã rời Việt Nam và không thể liên lạc được.
Tricon Towers từng được quảng báo là dự án siêu hiện đại nhưng cuối cùng chủ đầu tư ôm tiền bỏ trốn, để lại công trình chưa đi đến đâu.
Trường hợp của Chi được hãng tin AP lấy làm ví dụ điển hình cho những thất bại trên thị trường bất động sản Việt Nam. Hãng tin này cho rằng chỉ là một trong số hàng chục nhà đầu tư đổ xô vào thi truong bat dong san Việt Nam cuối những năm 2000, khi các ngân hàng cấp tín dụng một cách dễ dãi cho các chủ dự án trong bối cảnh chính phủ đang kích cầu kinh tế, khiến giá đất tăng vọt. Đây là một hiện tượng mới tại Việt Nam khi nhiều chủ đầu tư là các công ty quốc doanh không hề có kinh nghiệm về lĩnh vực bất động sản. Hy vọng ban đầu là giúp mọi người đều có cơ hội sở hữu nhà, nhưng những người mua thực sự lại thường là giới đầu cơ, tìm cách thâu tóm dự án và kiếm lời nhanh.

"Đột nhiên, tất cả mọi người đều dừng sản xuất giày, các thiết bị hay bất kỳ thứ gì khác để trở thành chủ đầu tư dự án chỉ sau một đêm", Marc Townsend, Giám đốc điều hành của chi nhánh CB Richard Ellis tại Việt Nam cho biết. Bài học kinh nghiệm từ rất nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, giá bat dong san khi đã giảm sẽ nhanh không kém lúc tăng. Việt Nam đã phải chứng kiến và trả giá cuối năm 2010 khi kinh tế trượt dốc. Tại nhiều nơi, giá giảm tới 50% và không ai biết khi nào giá mới phục hồi.

Nhiều ngân hàng bị nợ xấu "đè", phần lớn trong số đó được bảo đảm bằng các dự án. Những nhà băng này không còn mặn mà với việc cho vay khiến đà tăng trưởng tại nền kinh tế từng là điểm nóng trở nên suy yếu.
Một số khu vực của Hà Nội, những dự án chung cư cao tầng và khu nhà ở phức hợp bị dừng thi công. Chuyện về các nhà đầu tư bỏ trốn xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tran Thanh Hai, một người đã bỏ ra 180.000 USD (hơn 3,7 tỷ đồng) để thanh toán lần đầu cho một căn hộ 210 m2 trong dự án Tricon Towers của Chi ở ngoại ô phía Tây Hà Nội nay đã mất trắng.

Các công ty môi giới bat dong san thì lo sợ những nhà đầu tư khác một ngày nào đó cũng gây ra những cú sốc tương tự, bởi họ non kinh nghiệm. Chính phủ đã thành lập một công ty quản lý tài sản để mua nợ xấu và loại chúng khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Không ít ngân hàng dường như vẫn không muốn chấp nhận thua lỗ, vẫn tìm cách che giấu các khoản cho vay của mình và đánh cược vào khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ giúp giá bất động tăng. 2 năm sau khi khủng hoảng trở nên rõ ràng, vẫn chưa có khoản nợ xấu nào được bán và quy mô số nợ này trong hệ thống vẫn chưa có con số chính xác.

"Để tạo ra thay đổi người ta cần nhận thấy rằng đang có bất ổn, nhưng ở đây người ta lại không thấy có vấn đề gì", Sameer Goyal, điều phối viên ngành tài chính và kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết. Chi, một người Mỹ gốc Việt, là một tên tuổi có tiếng trong giới kinh doanh và đầu tư tại Hà Nội và TP HCM trước khi bất ngờ bỏ trốn hồi năm ngoái. Một nhân viên môi giới bat dong san biết rõ Việt kiều này tiết lộ trước khi bước ngành này, Chi chỉ kinh doanh bảo hiểm.

Nguồn: http://cafeland.vn/tin-tuc/goc-toi-bat-dong-san-viet-nam-tren-bao-my-39887.html

Thông tin vị trí bất động sản

Bài viết khác: http://blog.tamtay.vn/entry/view/848942/Ba-xu-huong-cua-thi-truong-bat-dong-san-cafeland-vn.html